Xu thế hiện nay trên thế giới người ta đã sử dụng nhiều các loại thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc thảo dược vì nó thực sự có hiệu quả trong điều trị bệnh và ít tác dụng phụ.
Việt Nam hiện nay cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhưng có một thực tế đặt ra là tuy nước ta được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Số loài cây thuốc theo dự đoán có thể lên đến trên 6.000 loài. Nhưng nguồn dược liệu này đang ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức mà thiếu sự bảo tồn. Trong khi đó, nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ, chưa có định hướng phát triển nên dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động.
Chính vì thế mà nguồn dược liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10-20% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng dược liệu nhập khẩu khó quản lý, thường đối mặt với những nguy cơ như: không đạt về độ ẩm, hàm lượng hoạt chất; nhóm dược liệu giả mạo thường được dùng là các dược liệu có hình dạng giống nhau hoặc dược liệu giả được trộn lẫn với được liệu thật và lấy tên dược liệu thật.
Từ những bất cập và hạn chế trên ALPHARCO đã đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu hữu cơ diện tích hơn 10ha tại xã Thạch Bình, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình với mong muốn tự chủ về nguồn nguyên liệu sạch trong sản xuất, đảm bảo các yếu tố về hàm lượng hoạt chất, kim loại nặng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật…
Gìn giữ, bảo tồn nguồn gen dược liệu quý của nước ta. Đóng góp vào công cuộc xây dựng phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế nước nhà.